1. Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Người khai hải quan đề nghị được phép hủy tờ khai hải quan đã đăng ký;
– Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét việc hủy tờ khai hải quan đã đăng ký;
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ điện tử
– Địa chỉ nộp hồ sơ: Người làm thủ tục truy cập vào hệ thống tại địa chỉ: http://pus.customs.gov.vn
– Tài liệu hướng dẫn nộp hồ sơ điện tử: Đề nghị tham khảo tại Tài liệu hướng dẫn sử dụng http://pus.customs.gov.vn
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thành phần hồ sơ: (bảng dưới)
YÊU CẦU
|
THÀNH PHẦN HỒ SƠ
|
SỐ LƯỢNG
|
TẢI MẪU
|
BẮT BUỘC
(NẾU CÓ: X)
|
NỘP/XUẤT TRÌNH BẢN GỐC TRƯỚC KHI NHẬN KẾT QUẢ (NẾU CÓ: X)
|
VĂN BẢN ÁP DỤNG
|
Nộp điện tử, file có ký số |
Văn bản đề nghị hủy tờ khai |
|
Mẫu số 04/HTK/GSQL |
X
|
|
Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC |
4. Thời hạn giải quyết:
– Trong 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận văn bản đề nghị hủy của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt và thực hiện việc hủy tờ khai trên Hệ thống, thanh khoản tiền thuế phải thu của tờ khai được hủy (nếu có) và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp;
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Cá nhân, tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo hủy tờ khai
8. Phí, lệ phí: Không có
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Mẫu số Mẫu số 04/HTK/GSQL – Đơn đề nghị huỷ tờ khai (phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC)
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Các trường hợp Hủy tờ khai hải quan đã đăng ký
Quy định tại điểm d, khoản 11, điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC:
d) Hủy tờ khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan:
d.1) Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế;
d.2) Tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hủy giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu;
d.3) Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a.2, a.3, a.4, điểm d.1 và d.2 khoản 11, điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC, tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng nhưng thực tế không xuất khẩu hàng hóa;
d.4) Tờ khai hải quan nhưng người khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC, trừ trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
– Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
– Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
– Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC
– Quyết định 2770/2015/QĐ-BTC